/
/
/
/
Kế toán NV mua xe ô tô, lệ phí trước bạ, đăng kiểm, mua bảo hiểm

Kế toán NV mua xe ô tô, lệ phí trước bạ, đăng kiểm, mua bảo hiểm

Mua xe ô tô

Kiến thức nghiệp vụ kế toán

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định: “Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.” ➡️ Tức là ngoài giá mua thì các khoản lệ phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí cấp mới biển số, kiểm định lần đầu sẽ được hạch toán vào nguyên giá của ô tô.

Riêng trường hợp mua xe ô tô có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng, thì cần chú ý thêm:

Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.

Phần trích khấu hao TSCĐ tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn; ô tô làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô)… là khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN.

  • Mua xe ô tô và thanh toán tại 2 ngày khác nhau:

Khi mua xe:

Nợ TK 2111

Nợ TK 1332

Có TK 331

Khi thanh toán:

Nợ TK 331

Có TK 1121

  • Mua xe ô tô và thanh toán trong cùng ngày:

Nợ TK 2111

Nợ TK 1332

Có TK 1121

Trường hợp doanh nghiệp vay ngân hàng để mua xe, thì ngân hàng sẽ giải ngân trực tiếp cho bên bán, hạch toán:

Nợ TK 331

Có TK 341

Chứng từ sử dụng

  1. Chứng từ kế toán (phiếu kế toán)
  2. Hóa đơn giá trị GTGT mua xe ô tô
  3. Hợp đồng mua bán ô tô
  4. Biên bản giao nhận tài sản có ký kết đầy đủ của các bên

Sổ kế toán

Sổ cái TK 133

Sổ cái TK 211

Sổ cái TK 331

Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, có thể mở thêm các sổ chi tiết:

Lệ phí trước bạ mua xe ô tô

Kiến thức nghiệp vụ kế toán

Lệ phí trước bạ ô tô là khoản lệ phí bắt buộc phải nộp khi người dùng đăng ký quyền sở hữu một chiếc ô tô mới hoặc cũ

Lệ phí trước bạ khi mua xe được ghi tăng nguyên giá của ô tô vì lệ phí trước bạ là khoản chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để ô tô sẵn sàng sử dụng

Xác định lệ phí trước bạ xe ô tô:

Nợ TK 2111

Có TK 3339

Nộp lệ phí trước bạ xe ô tô:

Nợ TK 3339

Có TK 1111, 1121

Chứng từ sử dụng

  1. Chứng từ kế toán (phiếu kế toán)
  2. Giấy nộp tiền vào NSNN (nộp lệ phí trước bạ)

Sổ kế toán

Sổ cái TK 112

Sổ cái TK 211

Sổ cái TK 333

Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, có thể mở thêm các sổ chi tiết:

Lệ phí đăng ký biển số xe ô tô

Kiến thức nghiệp vụ kế toán

Sau khi hoàn thành xong thủ tục nộp lệ phí trước bạ, người mua xe sẽ tiến hành đăng ký xe ô tô. Thủ tục đăng ký xe ô tô gồm 6 bước như sau: Nộp hồ sơ; Chờ kiểm tra xe; Nộp lệ phí đăng ký; Bấm biển số tự động; Lấy biển số; Lấy giấy hẹn ngày nhận Giấy đăng ký xe ô tô.

Theo Thông tư 60/2023/TT-BTC thì lệ phí đăng ký biển số xe ôtô là 20.000.000 đồng (Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội); 1.000.000 đồng (các thành phố trực thuộc tỉnh, Trung Ương không phải Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) và 200.000 đồng đối với các khu vực còn lại.

Xác định lệ phí đăng ký xe ô tô:

Nợ TK 2111

Có TK 3339

Nộp lệ phí đăng ký xe ô tô:

Nợ TK 3339

Có TK 1111, 1121

Chứng từ sử dụng

  1. Chứng từ kế toán (phiếu kế toán)
  2. Biên lai thu phí, lệ phí

Sổ kế toán

Sổ cái TK 111 hoặc 112

Sổ cái TK 211

Sổ cái TK 333

Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, có thể mở thêm các sổ chi tiết:

  • Sổ chi tiết TK 1111 hoặc 1121
  • Sổ chi tiết TK 2111
  • Sổ chi tiết TK 3339
  • Sổ Nhật ký chi tiền

Kiểm định xe ô tô

Kiến thức nghiệp vụ kế toán

Đăng kiểm xe ô tô là hoạt động kiểm tra và đánh giá lần đầu hoặc định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định trước khi đưa vào sử dụng.

Theo quy định hiện hành, xe cơ giới chưa qua sử dụng và có năm sản xuất tính đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định dưới 02 năm (năm sản xuất cộng 01 năm) thì được miễn kiểm định lần đầu, không phải mất phí kiểm định nhưng nhưng mất  lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm, tem kiểm định và giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện ô tô miễn đăng kiểm lần đầu.

Kế toán hạch toán chi phí kiểm định xe ô tô khi mua (được xác định như một phần của chi phí mua sắm ô tô, để ô tô sẵn sàng sử dụng)

Nợ TK 2111

Nợ TK 1331

Có TK 1111, 1121, 331

Các lần kiểm định tiếp theo, kế toán tính vào chi phí trong kỳ

Nợ TK 154, 642

Nợ TK 1331

Có TK 1111, 1121, 331

Chứng từ sử dụng

  1. Phiếu chi
  2. Hóa đơn GTGT kiểm định xe

Sổ kế toán

Sổ cái TK 111

Sổ cái TK133

Sổ cái TK 211

Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, có thể mở thêm các sổ chi tiết:

Phí bảo trì đường bộ xe ô tô

Kiến thức nghiệp vụ kế toán

Phí đường bộ (còn gọi là phí bảo trì đường bộ hay phí sử dụng đường bộ) là một loại phí mà chủ phương tiện giao thông phải nộp nhằm mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ cho các phương tiện. Lưu ý phí bảo trì đường bộ khác với phí cầu đường – là loại phí để bù lại cho chi phí làm đường, được thu trực tiếp tại các Trạm thu phí BOT.

Phí sử dụng đường bộ tính theo năm, tháng hoặc theo chu kỳ đăng kiểm của xe.

Phí sử dụng đường bộ không được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định (ô tô) vì không phải là một yếu tố cấu thành nguyên giá tài sản cố định bởi phí sử dụng đường bộ là khoản phí phát sinh sau khi ô tô đã sẵn sàng sử dụng.

Nộp phí bảo trì đường bộ

Nợ TK 242

Có TK 1111, 1121

Căn cứ vào chu kỳ thực tế được ghi trên “Biên lai thu phí sử dụng đường bộ”, kế toán làm cơ sở đưa thẳng vào chi phí trong kỳ hoặc đưa qua tài khoản chi phí trả trước để chờ phân bổ

Nợ TK 154, 642

Có TK 242

Chứng từ sử dụng

  1. Phiếu chi
  2. Biên lai thu tiền phí sử dụng đường bộ

Sổ kế toán

Sổ cái TK 111

Sổ cái TK 242

Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, có thể mở thêm các sổ chi tiết:

Mua bảo hiểm xe ô tô

Kiến thức nghiệp vụ kế toán

Tất cả các loại bảo hiểm xe ô tô không được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định (ô tô) vì không phải là một yếu tố cấu thành nguyên giá tài sản cố định bởi bảo hiểm xe ô tô là khoản phí phát sinh sau khi ô tô đã sẵn sàng sử dụng.

Các loại bảo hiểm xe ô tô:

  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các chủ xe khi mua ô tô. Cùng với giấy phép lái xe, đăng ký xe và đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự là giấy tờ thiết yếu khi tham gia giao thông. Trong trường hợp bạn gây tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ bồi thường cho bên thứ ba về thiệt hại tài sản và thương tích. Nếu không có bảo hiểm này và bị kiểm tra bởi cảnh sát giao thông, bạn sẽ bị xử lý hành chính.
  • Bảo hiểm tai nạn cho người trên xe: Gói bảo hiểm này bảo vệ người ngồi trên xe, bao gồm cả lái xe và hành khách, trong trường hợp xảy ra tai nạn. Công ty bảo hiểm sẽ chi trả các thiệt hại về thương tật hoặc tử vong xảy ra khi người đó lên hoặc xuống xe trong quá trình xe đang lưu thông. Chủ xe và công ty bảo hiểm sẽ thỏa thuận về mức phí và số tiền bảo hiểm trong hợp đồng, với việc bồi thường được thực hiện dựa trên tình hình thực tế.
  • Bảo hiểm vật chất xe: Dù không phải là yêu cầu bắt buộc, bảo hiểm vật chất xe là rất quan trọng cho mọi chiếc ô tô. Gói bảo hiểm này dựa trên giá trị của xe – xe càng đắt, phí bảo hiểm càng cao. Mục đích của bảo hiểm vật chất là bồi thường các thiệt hại do tai nạn, va chạm, hoặc mất cắp phụ kiện (như lốp, gương). Với bảo hiểm vật chất, chủ xe sẽ không phải lo lắng về chi phí sửa chữa hoặc thay thế phụ kiện khi gặp sự cố.
  • Bảo hiểm thân vỏ: Bảo hiểm thân vỏ là loại bảo hiểm tự nguyện, giúp bảo vệ xe khỏi các va chạm, xước sơn, móp méo, hỏa hoạn, hoặc ngập nước. Nếu các sự cố này xảy ra do lỗi của chủ xe, bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ chi phí sửa chữa hoặc phục hồi. Đây là lựa chọn lý tưởng để bảo vệ xe trước các rủi ro không mong muốn.
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hàng hóa vận chuyển: Nếu xe của bạn được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, bạn nên xem xét mua bảo hiểm này. Trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển theo hợp đồng giữa chủ xe và người gửi hàng, công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại đó.

Khi mua bảo hiểm

Nợ TK 242

Nợ TK 1331

Có TK 1111, 1121

Căn cứ vào chu kỳ bảo hiểm, kế toán làm cơ sở đưa thẳng vào chi phí trong kỳ hoặc đưa qua tài khoản chi phí trả trước để chờ phân bổ

Nợ TK 154, 642

Có TK 242

Chứng từ sử dụng

  1. Phiếu chi
  2. Hóa đơn GTGT bảo hiểm xe ô tô

Sổ kế toán

Sổ cái TK 111

Sổ cái 133

Sổ cái TK 242

Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, có thể mở thêm các sổ chi tiết:

Lưu ý: Bài giảng thiết kế theo chế độ kế toán dành cho Doanh nghiệp Nhỏ và vừa

ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Chia sẻ: