02. Hàm IF, IFS trong Google Sheets

Google Sheets

Google Sheets đang làm

Hàm IF trong Google Sheets

Hàm IF trong Google Sheets là một trong những hàm cơ bản nhất nhưng rất mạnh mẽ và linh hoạt, giúp bạn đưa ra quyết định dựa trên các điều kiện cụ thể.

Cú pháp của hàm IF:

= IF(biểu_thức_logicgiá_trị_nếu_đúnggiá_trị_nếu_sai)

Ví dụ khi dùng 1 hàm IF: Giả sử bạn có một danh sách điểm số của học sinh và muốn kiểm tra xem học sinh có đỗ hay không (điểm chuẩn là 5). Thì công thức:

=IF(A2 >= 5, “Đỗ”, “Trượt”)

Có nghĩa là: Nếu điểm trong ô A2 lớn hơn hoặc bằng 5, hàm sẽ trả về “Đỗ”, nếu không thì sẽ trả về “Trượt”.

Ví dụ sử dụng nhiều hàm IF: Bạn muốn phân loại kết quả học sinh thành “Giỏi”, “Khá”, “Trung Bình” hoặc “Yếu” dựa trên điểm.

=IF(A2 >= 8, “Giỏi”, IF(A2 >= 6.5, “Khá”, IF(A2 >= 5, “Trung bình”, “Yếu”)))

Có nghĩa là: Nếu điểm từ 8 trở lên là “Giỏi”, từ 6.5 đến dưới 8 là “Khá”, từ 5 đến dưới 6.5 là “Trung Bình”, dưới 5 là “Yếu”.

Ở đây bạn cần chú ý là, điều kiện nào dùng trước sẽ được ưu tiên trả kết quả trước. Nên với điều kiện IF(A2 >= 6.5 chúng ta không cần dùng IF(AND(A2 < 8, A2 >= 6.5) bởi trước đó đã có điều kiện A2 >= 8 trả về kết quả là Giỏi

Nếu kết quả trả về rỗng, không giống như Excel, bạn phải đánh “”, trong Google Sheet, bạn không cần đánh gì, ví dụ

IF(A2 <> “”; “OK”,)

Có nghĩa là: Nếu ô A2 khác trống thì trả về kết quả là OK,  còn lại là trống.

Khi dùng hàm IF, nếu bạn muốn dùng công thức mảng, để không phải kéo công thức từ ô này sang ô khác như trong Excel, thì bạn chỉ việc lồng thêm hàm INDEX phía ngoài, ví dụ:

=INDEX(IF(A2:A >= 5, “Đỗ”, “Trượt”)

hoặc

=INDEX(IF(A2:A >= 8, “Giỏi”, IF(A2:A >= 6.5, “Khá”, IF(A2:A >= 5, “Trung bình”, “Yếu”)))

Hàm IFS trong Google Sheets

Hàm IFS là một phiên bản nâng cao của hàm IF cho phép bạn kiểm tra nhiều điều kiện mà không cần lồng nhiều hàm IF. Điều này giúp bạn kiểm tra điều kiện “nếu thì” dễ dàng hơn. Nếu bạn dùng quá nhiều IF thì dễ gây khó hiểu, hàm IFS là giải pháp thay thế tốt hơn khi có nhiều điều kiện cần kiểm tra.

Cú pháp của hàm IFS:

= IFS(điều kiện1; giá trị1; [điều kiện2; …]; [giá trị2; …])

Ví dụ: Phân loại điểm của học sinh tương tự ví dụ trước nhưng sử dụng hàm IFS:

=IFS(A2 >= 8, “Giỏi”, A2 >= 6.5, “Khá”, A2 >= 5, “Trung bình”, A2 < 5, “Yếu”)

Công thức này tương đương công thức IF phía trên,  IFS sẽ kiểm tra lần lượt các điều kiện, nếu thỏa mãn điều kiện nào thì trả về giá trị tương ứng và dừng lại. Và A2 < 5, “Yếu”) được dùng để làm điều kiện cuối cùng mặc định nếu tất cả điều kiện trước đều sai.

Hoặc có thể viết:

=IFS(A2 >= 8, “Giỏi”, A2 >= 6.5, “Khá”, A2 >= 5, “Trung bình”, 1, “Yếu”)

hoặc

=IFS(A2 >= 8, “Giỏi”, A2 >= 6.5, “Khá”, A2 >= 5, “Trung bình”, TRUE, “Yếu”)

Khi dùng hàm IFS, nếu bạn muốn dùng công thức mảng thì cũng như hàm IF, thì bạn chỉ việc lồng thêm hàm INDEX phía ngoài, ví dụ:

=INDEX(IFS(A2:A >= 8, “Giỏi”, A2:A >= 6.5, “Khá”, A2:A >= 5, “Trung bình”, TRUE, “Yếu”)

nếu bạn đã học hàm LET, thì bạn sẽ thấy được lặp lại nhiều lần, thì ta có thể rút ngắn công thức bằng công thức:

= LET(d,A2:A, INDEX(IFS(d >= 8, “Giỏi”, d >= 6.5, “Khá”, d >= 5, “Trung bình”, TRUE, “Yếu”)

Chia sẻ: