Tải file tính khấu hao tài sản cố định pro tại đây
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng | = | Nguyên giá tài sản cố định |
Thời gian trích khấu hao (tháng) |
Tài sản cố định A, nguyên giá 180.000.000 đồng, thời gian sử dụng là 18 tháng (bắt đầu từ 15/01/2021 đến ngày 14/07/2022)
Đối với tháng đầu tiên khi mới đưa tài sản cố định vào sử dụng (tháng 01/2021):
Mức trích khấu hao tháng 01 năm 2021 = (180.000.000 đồng / 18 tháng) x (17 ngày/31 ngày) = 5.483.871 đồng.
Trong đó, 17 ngày được xác định từ ngày sử dụng 15/01/2021 đến ngày cuối cùng tháng 01 là ngày 31/01/2021
31 ngày là số ngày của tháng 01 năm 2021
Đối với các tháng tiếp theo, mức trích khấu hao được tính bình quân theo tháng (không phân biệt số ngày của tháng đó)
Mức trích khấu hao hàng tháng = 180.000.000 đồng / 18 tháng = 10.000.000 đồng
Đối với tháng cuối cùng trích khấu hao tài sản cố định, trong thực tế ta sẽ không áp dụng công thức trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng bởi vì khi tính mức khấu hao hằng tháng, mức trích khấu hao có thể bị làm tròn, dẫn đến mức trích khấu hao tháng cuối sẽ không còn chính xác. Do đó, tháng cuối cùng (tháng 07/2022) sẽ được tính theo công thức:
Mức trích khấu hao tháng 07/2022 = Nguyên giá – Mức trích khấu hao lũy kế tính đến hết tháng 06/2022
= 180.000.000 đồng – (5.483.871 đồng + 10.000.000 đồng x 17) = 180.000.000 – 175.483.871 = 14.516.129 đồng
Trong đó, 5.483.871 đồng là khấu hao tháng đầu tiên (lẻ ngày), 17 là 17 tháng trích khấu hao tròn tháng.
Trong trường hợp tài sản cố định thanh lý (giá trị còn lại > 0) thì công thức tính mức khấu hao tháng thanh lý sẽ là:
Giả sử tài sản cố định trên thanh lý ngày 10/02/2022, trước thời điểm kết thúc trích khấu hao là 15/07/2022
Thì mức trích khấu hao tháng 02/2022 là:
Mức trích khấu hao tháng 02 năm 2022 = (180.000.000 đồng / 18 tháng) x (9 ngày/28 ngày) = 3.214.286 đồng
Trong đó, 9 ngày là số ngày từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 09/02/2022 (trước ngày thanh lý 10/02/2022).
28 ngày là số ngày của tháng 02 năm 2022