Tổng quan về hàm REDUCE
Hàm REDUCE trong Google Sheets là một trong những hàm nâng cao thuộc nhóm hàm mảng (ARRAY), thường được sử dụng để xử lý dữ liệu một cách linh hoạt. Hàm này cho phép bạn bắt đầu với một giá trị và thực hiện các thao tác liên tiếp trên mỗi phần tử của mảng, trả về một giá trị kết quả cuối cùng.
Hàm REDUCE là một công cụ mạnh mẽ để thực hiện các phép tính lặp lại trên mảng mà không cần sử dụng vòng lặp hoặc công thức phức tạp.
Khi xử lý dữ liệu lớn, kinh nghiệm của tôi cho thấy, hàm REDUCE không phải là một sự lựa chọn hay.
Cú pháp (cú pháp này tôi đưa ra vì trong thức tiễn hay dùng):
- Tiêu_đề đúng nghĩa là giá trị mà REDUCE sẽ bắt đầu xử lý , đây có thể là số, chuỗi, hoặc mảng. Nhưng viết thế khá khó hiểu, thông thường đây chính là “tiêu đề của bảng tính đầu ra mong muốn của bạn”. Bạn có thể dùng kiểu như HSTACK(“Stt”; “Họ và tên”; “Giới tính”; “Năm sinh”) để làm Tiêu_đề hoặc có thể thay thế bằng 1 dòng tiêu đề sẵn có ví dụ như X1:Z1 chẳng hạn, hoặc bỏ trống – nếu muốn.
- Cột_điều_kiện chính là “tiêu chí” để hàm REDUCE tính toán đi qua từng ô, mỗi lần đi qua từng ô sẽ tạo thành các mảng dữ liệu. Viết thế này cũng hơi khá khó hiểu, bạn hãy nhìn ảnh dưới sẽ thấy, mỗi lần tính toán qua 1 ô của Cột điều kiện sẽ trả về các mảng dữ liệu xếp chồng lên nhau. Cột điều kiện có thể chọn đích danh vùng điều kiện, ví dụ: A1:A10, hoặc TOCOL(A:A;3) hoặc FILTER(A:A;A:A<>””). Khi bạn dùng A1:A10 thì bạn có thể dùng OFFSET để tịnh tiến cột điều kiện để lấy thêm các cột cần tính toán khác nằm song song với cột điều kiện trong bảng tính, còn khi bạn dùng TOCOL hoặc FILTER, hoặc – tức mà mảng không giới hạn A:A chẳng hạn thì bạn không thể dùng OFFSET được, bạn phải tạo “1 trục tọa độ ảo” để lấy dữ liệu thông qua hàm INDEX, hoặc dùng XLOOKUP để lấy dữ liệu. Thông thường, tôi hay dạy các học trò, dùng hàm SEQUENCE để tạo cột điều kiện, thì hàm REDUCE trở lên dễ dùng hơn.
- Công thức tính toán theo y được xác định tùy vào từng tình huống cụ thể. Để viết được công thức REDUCE đầy đủ, bạn phải viết theo Ô đầu tiên của Cột điều kiện, để xem kết quả tính toán đã cho ra như mong muốn hay chưa.
Kết quả công thức này sẽ tạo thành những mảng dữ liệu xếp chồng lên nhau, thay vi chỉ trả về 1 hàng, 1 cột như các hàm khác.
Hướng dẫn chi tiết các bước tư duy viết công thức với hàm REDUCE
- Nhận định tình huống cần xử lý sử dụng hàm REDUCE
- Viết công thức Tiêu_đề
- Xác định đâu là “Điều kiện” và viết công thức Cột_điều_kiện
- Viết công thức chạy ra mảng đầu tiên với Ô đầu tiên của Cột_điều_kiện
- Lồng công thức ở các bước 2,3,4 vào hàm REDUCE
- Tinh chỉnh công thức như lồng thêm IFERROR để bỏ các ô #N/A, hoặc dùng TEXT để định dạng hiển thị mong muốn,….
(Chi tiết các bước vui lòng đọc trong EBOOK phía trên)
Thực hành ứng dụng REDUCE trong thực tiễn
Thực hành REDUCE thống kê giờ chấm công vào, ra
Thực hành REDUCE lập Báo cáo theo dõi sửa chữa máy móc thiết bị
Thực hành REDUCE Lấy ra danh sách n nhân viên có doanh số bán hàng lớn nhất
Bài viết của TS. Trần Quốc Hoàn, vui lòng trích dẫn nguồn nếu bạn tham khảo.